Nhà đầu tư chiến lược có thể hiểu là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính và có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền trong việc gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa về: chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp; cung ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Nhà đầu tư chiến lược được nhìn nhận là rất quan trọng đối với quá trình cổ phần hóa cũng như tái cơ cấu của các doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn và việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng hoặc phát thành thêm cổ phiếu tại các cổ đông hiện hữu cũng không dễ dàng.
Các số liệu về FDI và FII trong vài năm trở lại đây đều ghi nhận mức tăng trưởng khá tốt điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang được nhìn nhận là một điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang duy trì các biện pháp nới lỏng và kích thích kinh tế, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để có thể đẩy mạnh hơn nữa đầu tư nước ngoài, trong đó có việc thu hút nhà đầu tư chiến lược nước ngoài của các DN Việt Nam.
Để làm được điều này, có một số điểm đáng lưu ý như sau:
(1) Những định hướng chính sách và quản lý kinh tế trong thời gian tới nên tiếp tục theo hướng đảm bảo mục tiêu duy trì sự ổn định của nền kinh tế với mức tăng trưởng hợp lý và bền vững.
(2) Cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình cải cách các thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường và thu hút đầu tư nước ngoài. Trong đó, các thủ thục hành chính trong việc thẩm định và cấp phép nên đơn giản hóa, từ đó giảm thiểu thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư quyết định đầu tư vào Việt Nam.
(3) Nhà đầu tư chiến lược thường sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, hỗ trợ về tài chính, quản trị cũng như kế hoạch phát triển. Theo đó, việc có được quyền chi phối nhất định trong các hoạt động của doanh nghiệp luôn là một trong những yếu tố hàng đầu mà một nhà đầu tư chiến lược xem xét trước khi quyết định đầu tư. Quyền chi phối lại phụ thuộc nhiều vào lượng cổ phần mà nhà đầu tư chiến lược đó nắm giữ. Như vậy, một số chính sách và quy định hiện hành nên điều chỉnh theo hướng nới lỏng hơn để giúp các DN Việt Nam tăng khả năng tìm kiếm và tiếp cận nhà đầu tư chiến lược nước ngoài như:
- Ngoại trừ những doanh nghiệp Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc doanh nghiệp đặc thù, nên xem xét nâng tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài lên 60% hoặc hơn, từ đó tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, khi muốn, có thể tăng tỷ lệ cổ phần nắm giữ trong doanh nghiệp.
- Đối với các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước tiến hành cổ phần hóa:
Cuối cùng và cũng là quan trọng nhất, việc có thu hút nhà đầu tư chiến lược hay không phần nhiều phụ thuộc vào chính bản thân các Doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có nền tảng cơ bản, chiến lược kinh doanh và tiềm năng phát triển tốt chắc chắc sẽ thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.
Ông Trần Minh Hoàng
Trưởng nhóm Phân tích thị trường VCBS
15
01.2021
TDP: Quyết định thay đổi đăng ký niêm yết
15
01.2021
TIP: Nghị quyết HĐQT số 01 & 02/2021 ngày 14-15/01/2021
15
01.2021
UDC: Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2020
15
01.2021
REE: Báo cáo định kỳ tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp
15
01.2021
TIP: Thông báo giao dịch cổ phiếu của người có liên quan đến Người nội bộ Hoàng Chung Nghĩa